Có nên cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng?

Tại sao chúng ta cần dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng để chăm sóc răng miệng và việc này có thực sự cần làm để chăm sóc răng sữa của trẻ?

Bạn có nhớ ngày mà bạn mất chiếc răng đầu tiên? Có lẽ khi đó bạn đang cắn dở quả táo hay nó đang lung lay trong vài ngài trước khi bạn có đủ dũng khí để nhổ nó ra. Răng sữa - còn được gọi là răng đầu đời - chỉ tồn tại trong vòng vài năm đầu đời trước khi nó rơi ra và được thay thế bởi răng vĩnh viễn, răng trưởng thành của bạn. Mặc dù những chiếc răng sữa sẽ biến mất nhưng chúng vẫn rất quan trọng để bạn chăm sóc chúng.

Sẽ là một quan niệm sai lầm nếu bạn nghĩ bạn không cần chăm sóc răng sữa cho bé, bởi những chiếc răng này cũng có chức năng quan trọng. Như bạn lớn và phát triển, răng sữa hoạt động như giá đỡ giữ chỗ cho răng trưởng thành của bạn cho đến khi những chiếc răng trưởng thành sẵn sàng mọc lên trên bề mặt. Nếu răng sữa không được chăm sóc mà để rụng sớm, thì răng trưởng thành sẽ không có không gian tốt để xuất hiện. Răng sữa khoẻ mạnh cũng giúp đảm bảo hàm phát triển đúng cách và cho hình dáng chính xác.

Sức khoẻ răng miệng tốt vào những năm đầu đời góp phần xây dựng sức khoẻ tổng thể tốt, khi bị nhiễm trùng và sâu răng trong miệng có thể dẫn tới các bệnh nhiễm trùng và bệnh tật trên các bộ phận còn lại của cơ thể. Thêm vào đó, sâu răng và bệnh nướu răng có thể gây đau, ngay cả đối với trẻ em.

Không chỉ chăm sóc răng sữa cho con mà bạn còn cần phải đảm bảo sức khoẻ răng miệng cho bé, các thói quen vệ sinh bạn nên thiết lập từ sớm để có một chặng đường dài đảm bảo đời sống sức khoẻ răng miệng tốt. Nhưng chính xác những việc đó là gì? Chăm sóc răng trưởng thành bao gồm chải răng, dùng chỉ nha khoa và thỉnh thoảng sử dụng nước súc miệng, nhưng tất cả những việc đó có thực sự cần thiết với răng của bé? Chải răng không thôi liệu có đủ? Đầu tiên chúng ta hãy nhìn vào lý do tại sao chúng ta dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng để chăm sóc răng trưởng thành, trong đó sẽ giúp giải thích tại sao bạn nên áp dụng thói quen nào để giữ sức khoẻ răng miệng.

Tại sao chúng ta dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng


Chăm sóc răng miệng với chỉ tơ nha khoa

Để có sức khoẻ răng miệng tốt, bạn nên biết rằng bạn cần chải răng ít nhất hai lần một ngày. Nhưng đánh răng không thôi thì chưa đủ.

Dùng chỉ nha khoa đóng vai trò rất quan trọng trong chăm sóc răng miệng. Khi bạn chải răng, bạn đang loại bỏ mảng bám và thức ăn sót lại trên răng của bạn. Các vi khuẩn trong miệng của bạn ăn những thức ăn thừa này và tiết ra axit gây ăn mòn men răng của bạn. Khi men răng mòn đi, ngà răng bên dưới dễ bị sâu.

Vi khuẩn trong miệng cũng có thể làm tổn hại đến nướu răng và dẫn đến các bệnh về lợi. Vi khuẩn và các mẩu thức ăn bị mắc kẹt trong các vết nứt và khe hở trong răng - là lý do tại sao những chiếc răng dễ bị tổn thương hơn khi sâu răng phát triển. Bạn không thể làm sạch các kẽ răng nếu chỉ bằng cách chải răng. Đó là lý do tại sao bạn nên dùng chỉ nha khoa thường xuyên để đảm bảo rằng bạn loại bỏ được các mảng bám, vi khuẩn và các mẩu thức ăn kẹt lại giữa các kẽ răng.

Nước súc miệng cũng giữ một vị trí quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khoẻ răng miệng. Nó giúp loại bỏ các mảng bám trên răng, tiêu diệt vi khuẩn và có thể bảo vệ bạn tránh khỏi các bệnh viêm lợi, nướu răng. Một số nước súc miệng cũng chứa fluor nhằm tăng cường men răng, giúp chống lại các bệnh sâu răng. Thêm một lợi ích nữa là nước súc miệng giúp hơi thở của bạn thơm tho hơn. Tuy nhiên, nước súc miệng chỉ làm cho miệng bạn sạch sẽ và thơm tho hơn chứ ko thể đảm bảo răng miệng khoẻ mạnh bằng việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa.

Chúng tôi làm tất cả những việc này để bảo vệ và chăm sóc cho răng trưởng thành của các bạn bởi chúng tôi hy vọng giữ chúng cho bạn trong thời gian dài.

Răng và nướu răng của trẻ dễ bị sâu liệu có cần dùng chỉ nha khoa và súc miệng để đảm bảo nụ cười. Vậy cùng chúng tôi tìm hiểu xem dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng có cần thiết trong thói quen chăm sóc sức khoẻ răng miệng của trẻ.

Chỉ nha khoa, nước súc miệng và trẻ em

Bạn có nên dùng chỉ nha khoa cho con? Câu trả lời là có! Mặc dù chúng là răng sữa nhưng các mảng bám và vi khuẩn vẫn có thể tăng lên giữa các kẽ răng và là nguyên nhân dẫn đến sâu răng và nhiễm trùng. Bạn nên bắt đầu dùng chỉ nha khoa cho con mình hàng ngày mỗi khi bạn thấy hai chiếc răng của con chạm khít vào nhau, đó là khi công việc đánh răng một mình không thể tiếp cận với tất cả các đường nứt nơi vi khuẩn ẩn nấp.

Ngay từ sớm, bạn sẽ cần dùng chỉ nha khoa cho con bạn bởi hầu hết trẻ chưa tự làm được điều đó một mình. Khi trẻ được 9 tuổi, trẻ có thể tự dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng nhưng vẫn cần được sự giám sát của cha mẹ.

Trẻ dùng chỉ nha khoa dưới sự giám sát của người lớn

Nếu bạn chứng minh được kỹ thuật dùng chỉ nha khoa thích hợp cho trẻ trước 9 tuổi thì sẽ dễ dàng để dạy chúng làm việc này. Một sợi chỉ nhựa - công cụ nhỏ, dễ cầm với thiết kế dễ dàng xuyên qua kẽ răng - có thể sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng trẻ dễ dàng chỉ cần một tay sử dụng. Tay còn lại để tự nhiên giữ miệng trẻ mở hoặc giữ yên đầu trẻ.

Dùng chỉ nha khoa làm sạch răng cho bé nên bắt đầu ngay khi hai răng nằm cạnh nhau, còn nước súc miệng thì có thể sử dụng khi bé lớn hơn chút nữa. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) trẻ em dưới 6 tuổi không nên sử dụng nước súc miệng bởi chúng ta rất khó kiểm soát việc trẻ nuốt nước súc miệng. Nuốt nước súc miệng gây các mối nguy hại về sức khoẻ của trẻ - đặc biệt nếu nước súc miệng của người lớn có chứa cồn.

Sau 6 tuổi, là thời điểm sẵn sàng để bạn dạy con mình sử dụng nước súc miệng - dưới sự quan sát của người lớn. Hãy chắc chắn chỉ sử dụng nước súc miệng dành cho trẻ nhỏ, không chứa cồn và ít độc hại hơn nếu chẳng may con bạn nuốt phải.

Nước súc miệng dành riêng cho trẻ

Nước súc miệng của trẻ em cũng thường bao gồm fluor để răng chắc khoẻ và có hương vị trẻ thích - chẳng hạn như hương kẹo - khiến chúng ưa thích. Một số nước súc miệng của trẻ cũng chứa thành phần làm thay đổi màu sắc khi gặp vi khuẩn và các mẩu thức ăn, vì vậy khi con bạn nhổ ra, chúng có thể xem hiệu quả của việc sử dụng nước súc miệng.

Minh Hường

(Theo health)

Viết bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên